Các bệnh thường gặp ở vịt và cách phòng tránh và chữa trị

resized_CAM00222

Mùa mưa đến là mùa thích hợp cho việc chăn nuôi vịt trời, nhưng cũng là mùa thường xuất hiện các loại bệnh gây hại cho đàn vịt. Do vậy, để chủ động kỹ thuật trong quá trình nuôi vịt, cần phải biết đến một số bệnh thường gặp và cách phòng trị để hạn chế sự rủi ro đáng tiếc xảy ra.

* Bệnh dịch tả hay phù.

Đầu: bệnh do Herpes virus gây ra, bệnh thường xảy ra ở vịt từ 15 ngày tuổi trở lên.

– Triệu chứng:

+ Vịt con: lờ đờ, không muốn xuống nước, ăn kém hơn mọi ngày.

+ Vịt lớn: chân bị liệt, nhiệt độ cao 43-44oC.

+ Biểu hiện chung là vịt ủ rũ, đứng 1 chân, đầu rút vào cánh, mí mắt sưng. Vịt khó thở, chảy nước mũi, đầu sưng to, ỉa chảy, phân loãng màu trắng xanh, cánh xệ xuống sau khi mắc bệnh từ 5-6 ngày. Vịt chết đột ngột trong tư thế còn khỏe, đặc biệt, vịt trống chết thì dương vật bị lòi ra ngoài.

– Phòng ngừa và điều trị: Do mầm bệnh là virus, hiện nay chưa có thuốc điều trị hữu hiệu. Nhưng trong trường hợp đàn vịt đang phát bệnh, thì cần được thực hiện một số biện pháp sau đây để hạn chế thiệt hại.

+ Giết bỏ ngay các vịt đang bệnh, chôn xác vịt cùng với vôi sống.

+ Chuyển đàn vịt nuôi sang khu vực khác, tiến hành sát trùng, tẩy uế các vật dụng chăn nuôi và chuồng trại.


Tiếp tục đọc